Health Encyclopedia
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Z A-Z Listings

Các Chỉ dẫn khi Xuất viện về Chứng Đột Qụy

Quý vị có nguy cơ bị đột quỵ hay TIA cao (cơn thiếu máu tạm thời). Trong khi bị đột quỵ, máu ngưng chảy đến một phần của não bộ quý vị. Điều này có thể gây tổn hại cho những vùng trong não điều khiển những phần khác của cơ thể. Các triệu chứng sau khi bị đột quỵ phụ thuộc vào phần nào của não bộ bị ảnh hưởng.

Các yếu tố rủi ro của đột quỵ

Một khi quý vị bị đột quỵ, quý vị có nhiều cơ nguy hơn cho một đột quỵ khác. Liệt kê dưới đây là một số yếu tố khác có thể gia tăng cơ nguy bị một đột quỵ của quý vị:

  • Huyết áp cao

  • Cholesterol cao

  • Hút thuốc điếu hoặc xì gà

  • Bệnh tiểu đường

  • Bệnh động mạch cảnh hoặc động mạch khác

  • Rung tâm nhĩ, giao động tâm nhĩ, hoặc bệnh khác về tim

  • Bất hoạt về thể chất

  • Chứng béo phì

  • Một số rối loạn về máu, như bệnh thiếu máu tế bào hình liềm

  • Dùng quá nhiều rượu

  • Lạm dụng ma tuý bất hợp pháp

  • Chủng tộc

  • Giới tính

  • Tiền sử gia đình bị đột quỵ

  • Chế độ ăn thực phẩm có nhiều muối, đồ chiên, hoặc có nhiều dầu mỡ

Các thay đổi trong lối sống ngày

Thực hiện một số công việc hàng ngày có thể khó khăn sau khi quý vị bị đột quỵ. Nhưng quý vị có thể học các cách mới để quản lý. Thực tế là, việc làm các hoạt động hàng ngày có thể giúp quý vị lấy lại sức mạnh cơ bắp. Điều này có thể giúp cánh tay hoặc chân bị ảnh hưởng của quý vị làm việc bình thường hơn. Kiên nhẫn. Cho bản thân thời gian để điều chỉnh. Và trân trọng tiến bộ mình đạt được.

Hoạt động hàng ngày

Quý vị có thể có cơ nguy bị té. Thực hiện các thay đổi trong nhà của mình để giúp quý vị đi bộ dễ dàng hơn. Một chuyên gia liệu pháp sẽ quyết định xem quý vị có cần một dụng cụ trợ giúp, chẳng hạn gậy hoặc khung tập đi, để đi bộ an toàn hay không.

Quý vị có thể cần đi gặp một chuyên gia liệu pháp nghề nghiệp (OT). Quý vị cũng có thể gặp chuyên gia vật lý trị liệu (PT). Những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe này có thể giúp quý vị tìm hiểu những cách mới để làm mọi việc. Ví dụ, quý vị có thể cần thay đổi cách tắm hoặc mặc quần áo. Quý vị cũng có thể cần một nhà trị liệu ngôn ngữ. Đây là người giúp quý vị nói lại bình thường và có thể nuốt được.

Thử các mách bảo sau đây về việc tắm vòi sen hoặc tắm bồn

  • Thử nhiệt độ nước bằng bàn tay hoặc bàn chân không bị ảnh hưởng bởi chứng đột quỵ.

  • Dùng thanh vịn, ghế ngồi để tắm vòi sen, đầu vòi sen có tay cầm và một bàn chải cán dài.

  • Sử dụng bất kỳ thiết bị nào khác theo lời khuyên của nhà trị liệu.

Các mách bảo sau đây cho việc mặc quần áo

  • Mặc quần áo trong khi ngồi, bắt đầu ở bên hoặc chi thể chịu ảnh hưởng.

  • Mặc các áo sơ mi kéo dễ dàng qua đầu. Mặc các quần dài hoặc váy có phần thắt lưng co giãn.

  • Dùng các khoá kéo có vòng gắn vào miếng kéo.

Các thay đổi về lối sống

  • Dùng thuốc đúng theo chỉ định. Không bỏ lỡ các liều.

  • Bắt đầu một chương trình tập thể dục. Hỏi bác sĩ xem bắt đầu như thế nào. Hỏi xem quý vị nên hoạt động tới mức nào hàng ngày hoặc hàng tuần. Quý vị có thể hưởng được ích lợi từ các hoạt động đơn giản như đi bộ hoặc làm vườn.

  • Giới hạn tiêu thụ chất cồn.

  • Kiểm soát mức cholesterol. Làm theo lời khuyên của nhà cung cấp của quý vị về cách thực hiện việc này.

  • Nếu quý vị là một người hút thuốc lá, bây giờ là lúc để bỏ hút. Tham gia một chương trình cai thuốc lá để cải thiện các cơ hội thành công của quý vị. Hỏi bác sĩ về các loại thuốc hoặc các phương pháp khác để giúp quý vị cai thuốc.

  • Sử dụng phương pháp quản lý căng thẳng. Các phương pháp này giúp quý vị đương đầu với căng thẳng tại nhà của mình và nơi làm việc.

Chế độ ăn

Nhà cung cấp chăm sóc sẽ cho quý vị biết thông tin về các thay đổi quý vị có thể cần thực hiện đối với chế độ ăn của mình. Họ có thể đề nghị quý vị đi gặp bác sĩ chuyên khoa ăn uống có đăng ký để được giúp đỡ cho các thay đổi về ăn uống. Những thay đổi này có thể cải thiện lượng cholesterol, huyết áp và đường huyết của quý vị. Các thay đổi này có thể bao gồm:

  • Giảm việc tiêu thụ chất mỡ và cholesterol

  • Giảm tiêu thụ chất natri (muối), đặc biệt khi quý vị bị chứng áp huyết cao

  • Ăn thêm rau củ và trái cây

  • Ăn nhiều các chất đạm thịt nạc, như cá, gà vịt, và rau đậu và đậu (đậu hà lan)

  • Ăn bớt thịt đỏ và các loại thịt đã được chế biến

  • Sử dụng các sản phẩm sữa có ít chất béo

  • Hạn chế dầu thực vật và dầu làm bằng các loại hạt

  • Giới hạn các thức ăn ngọt và các thực phẩm đã được chế biến như khoai tây rán, bánh quy, và các đồ nướng

  • Không ăn chất béo chuyển hóa. Chúng thường tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn. Không ăn bất kỳ loại thực phẩm nào có dầu hydro hóa trong thành phần của nó.

Chăm sóc theo dõi

  • Giữ các cuộc hẹn y khoa của quý vị. Theo dõi chặt chẽ là điều quan trọng cho sự phục hồi và khôi phục sau khi bị đột quỵ.

  • Một số thuốc cần phải thử máu để kiểm tra về sự tiến bộ hoặc các vấn đề. Giữ các cuộc hẹn khám theo dõi cho bất cứ cuộc thử máu nào mà bác sĩ của quý vị đã đặt làm.

Gọi 911

Gọi 911 ngay nếu quý vị bị bất cứ triệu chứng đột quỵ nào sau đây:

  • Suy yếu, ngứa ran, hoặc mất cảm giác ở một bên mặt hoặc cơ thể

  • Bất chợt nhìn thấy hình đôi hoặc khó nhìn ở một bên hoặc ở hai bên mắt

  • Khó nói năng bất chợt hoặc nói líu nhíu

  • Khó hiểu những người khác

  • Nhức đầu nặng, đột ngột

  • Chóng mặt, mất thăng bằng, hoặc cảm thấy như muốn té

  • Bất tỉnh hoặc co giật

B.E. F.A.S.T. là một phương cách dễ nhớ về các dấu hiệu của đột quỵ. Khi quý vị nhìn thấy các dấu hiệu này, quý vị sẽ biết được là mình cần gọi 911 nhanh.

B.B. F.A.S.T là chữ viết tắt của:

  • B là viết tắt của balance (thăng bằng). Đột ngột mất thăng bằng hoặc sự phối hợp.

  • E là viết tắt của eyes (mắt). Thị lực thay đổi ở một hoặc cả hai mắt.

  • F là viết tắt của face drooping (mặt chảy xệ). Một bên mặt bị thõng xuống hoặc tê. Khi người ta mỉm cười, nụ cười này không cân đối.

  • A là viết tắt của arm weakness (yếu cánh tay). Một bên cánh tay bị yếu hoặc tê. Khi một người nhấc cả hai cánh tay lên cùng một lúc, một bên cánh tay có thể bị thõng xuống.

  • S là cho speech difficulty (khó nói năng). Quý vị có thể nhận thấy việc nói líu nhíu hoặc khó nói. Người này không thể lặp lại một câu đơn giản đúng khi được hỏi.

  • T là viết tắt của time to call 911 (đã đến lúc gọi 911) . Nếu ai đó có bất cứ triệu chứng nào trong số này, mặc dù chúng đã biến mất, hãy gọi ngay 911. Ghi nhận về thời gian mà các triệu chứng xuất hiện lần đầu tiên.

Online Medical Reviewer: Anne Fetterman RN BSN
Online Medical Reviewer: Deepak Sudheendra MD
Online Medical Reviewer: Raymond Kent Turley BSN MSN RN
Date Last Reviewed: 6/1/2022
© 2000-2025 The StayWell Company, LLC. Tất cả các quyền được bảo lưu. Thông tin này không nhằm thay thế cho dịch vụ chăm sóc y tế mang tính chuyên môn. Cần luôn tuân theo sự chỉ dẫn từ chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của quý vị.
Powered by Krames by WebMD Ignite
About StayWell | Terms of Use | Privacy Policy | Disclaimer